Kết quả tìm kiếm cho "Công ty TNHH May xuất khẩu Đức Thành 1"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 213
Tác động kinh tế thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp (DN) nói chung, DN Nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, các DN Nhà nước đã nỗ lực vượt qua thách thức, phát huy vai trò chủ đạo duy trì sản xuất - kinh doanh (SXKD).
Đầu năm đến nay, tình hình sản xuất - kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN) tiếp tục phục hồi và phát triển ổn định. Chỉ còn 2 tháng là kết thúc năm 2024, các DN đang đẩy mạnh SXKD, chạy nước rút hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ.
Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, đơn vị liên quan về tình hình bảo đảm cung ứng điện từ nay đến cuối năm, năm 2025 và các năm tiếp theo.
Chiều 22/9, dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024, với chủ đề “Bắc Ninh – Kinh Bắc, khởi sắc đầu tư”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân, doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh nỗ lực, phấn đấu “khai phá tiềm năng, khẳng định chính mình, kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng” để “Bắc Ninh văn hiến, hội tụ tinh hoa, đoàn kiết kiên cường, phồn vinh hạnh phúc”.
Tổ chức công đoàn đã tập trung nhiều nguồn lực, triển khai những cách làm hay, đổi mới để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần ngày một tốt hơn cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) làm việc tại doanh nghiệp (DN) trong các khu công nghiệp (KCN).
Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc nuôi cá thát lát, gia đình chị Châu Thị Thùy Diễm (xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã tìm tòi, nghiên cứu, phát triển các sản phẩm từ cá thát lát ướp gia vị. Sản phẩm đang được người tiêu dùng đón nhận và có đầu ra ổn định. Việc phát triển sản phẩm chả cá thát lát còn góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang đang triển khi các mô hình thí điểm áp dụng kỹ thuật canh tác mới thuộc Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (Đề án 1 triệu héc-ta lúa). Ruộng trình diễn và ruộng đối chứng là cơ sở thực tiễn quan trọng để nông dân đánh giá, so sánh hiệu quả, nhân rộng mô hình.
Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đang được các bộ, ngành xây dựng xác định nhân tài là nền tảng của công nghiệp bán dẫn, lấy nhân lực là ưu tiên hàng đầu.
Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Đến 16 giờ ngày 25/7, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ có 39.772,7 ha cây trồng bị ngập úng, tăng 16.614,2 ha so với ngày 24/7.
Trên địa bàn tỉnh An Giang, công đoàn đã trở thành cầu nối quan trọng thúc đẩy phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” tại doanh nghiệp (DN). Đồng thời, thông qua công đoàn, các chủ DN thực hiện ngày càng tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần cho sự phát triển bền vững.
Mặc dù là nước Đông Nam Á duy nhất được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa vào danh sách một trong 10 nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2024, nhưng những thách thức với kinh tế Việt Nam trên chặng về đích vẫn ở phía trước.
An Giang có lợi thế vị trí chiến lược địa kinh tế, địa chính trị, có cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông và là vùng nông nghiệp đặc hữu với điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, nguồn nước ngọt... mang đến nhiều cơ hội, tiềm năng để tỉnh phát triển trên các trụ cột kinh tế - xã hội (KTXH). Tận dụng tốt lợi thế, tỉnh đang đẩy mạnh công tác quy hoạch, đảm bảo phát triển đô thị bền vững theo hướng từ đô thị xanh đến đô thị thông minh trên cơ sở đảm bảo phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn.